Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì có sự chuyển biến rất lớn về mặt tâm lý, đây là giai đoạn rất nhạy cảm bởi tâm lý của lứa tuổi này rất phức tạp, thể hiện trong những mối quan hệ cuộc sống như trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè và các mối quan hệ xã hội.
Bước vào tuổi dậy thì, bạn thấy mình bắt đầu có ý thức hơn về giới tính, muốn tìm hiểu, khám phá bản thân mình và những người khác giới… Sự thay đổi tâm lý ở độ tuổi dậy thì mang lại cho cuốc sống của bạn nhiều điều thú vị, mới lạ, những niềm vui mới nhưng đôi lúc nó cũng làm bạn gặp phải những vấn đề rắc rối.

Tuổi dậy thì
Muốn được đối xử như người lớn
Ở lứa tuổi dậy thì, bạn bắt đầu có suy nghĩ muốn được độc lập trong mọi việc, bạn muốn tự khám phá những điều mới lạ xung quanh bạn để khằng định mình là người lớn. Bạn không còn thích làm nũng hay đòi bố mẹ đưa đi chơi nữa, bạn cảm thấy không thoải mái khi bố mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng tư của mình, không có gì làm ngạc nhiên khi những cuộc tâm sự, trò chuyện với bố mẹ khiến bạn cảm thấy chán.
Tự mình quyết định chọn bạn chơi, ăn mặc theo cách mà bạn thích, thức khuya, bạn thích thú với việc khám phá những thứ xung quanh: phim truyện, thể thao, thời trang, âm nhạc, bạn bè khác giới…
Chẳng có gì là xấu khi bạn cũng mong muốn mình sẽ trở nên chững chạc, trưởng thành như những người lớn thực sự. Tuy nhiên, có một điều mà bạn phải chấp nhận đó là muốn trở thành người lớn bạn cần có sự trưởng thành về tâm lý mà bạn thì mới đang trong độ tuổi biến đổi tâm lý mà thôi. Đừng cảm thấy quá khó chịu khi bố mẹ, thầy cô hay những người khác vẫn cư xử với bạn như một đứa trẻ. Hãy lắng nghe những lời khuyên của bố mẹ, nó sẽ giúp bạn tạo dựng một nên tảng vững chắc để phát triển toàn diện thành một người tốt và đáng được tôn trọng.
Rối loạn cảm xúc, trầm cảm

Trẩm cảm ở tuổi dậy thì
Ở độ tuổi dậy thì, bạn thường trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực trong cuộc sống. Đôi khi bạn cảm thấy chán ăn, mất ngủ, mất tập trung, không muốn vận động… Tệ hơn, bạn có thị bị trầm cảm, tự cô lập mình với thế giới xung quanh. Điều này rất dễ xảy khi có tình trạng rối loạn não bộ, gây nên những bất ổn về tâm, sinh lý, thay đổi tâm trạng một cách bất thường. Có thể giữa nam giới và nữ giới sẽ có những biểu hiện, hành vi hơi khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là những biểu hiện của rối loạn cảm xúc.
Xem thêm: Yếu sinh lý ở nam giới
Các mối quan hệ mở rộng
Ở giai đoạn này, nhu cầu giao tiếp, mở rộng mối quan hệ của bạn phát triển rất mạnh. Bạn bát đầu hòa nhập với xã hội và giao tiếp nhiều hơn với mọi người. Bạn bè dần trờ thành một phần trong cuộc sống, cho dù bạn có tham gia rất nhiều nhóm bạn bè khác nhau, dù đó là những kiểu bạn bè nào thì những thành viên trong nhóm vẫn rất thân thiết, thâm chí coi nhau như các thành viên trong một gia đình thứ hai của mình.
Tuy nhiên, có những trường hợp hội nhóm phát triển theo một chiều hướng không tốt, trở thành bè phái, những người trong hội cư xử với các bạn ở ngoài một cách rất vô lý, hay đố kỵ, ganh ghét với những nhóm khác… Do những ảnh hưởng tiêu cực đó từ nhóm bạn mà đôi khi bạn từ một đứa trẻ hiền lành bỗng trở thành những cô, cậu học trò bị xếp vào diện “cá biệt”.
Xem thêm: Cách mặc đồ giúp “ăn gian” chiều cao